Categories: Giáo Dục
Published by
THCS An Phú

Dung dịch là gì? Một số khái niệm dung dịch thường gặp? Các chỉ số liên quan đến dung dịch? Tất tần tật sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

Dung dịch là thuật ngữ thường dùng để chỉ một hỗn hợp nào đó trong hóa học. Vậy dung dịch là gì? Thể tích, nồng độ dung dịch như thế nào? Câu trả lời sẽ được Vietchem làm rõ trong bài viết dưới đây.

1. Định nghĩa dung dịch là gì?

Hiểu một cách đơn giản dung dịch là một chất được hòa tan trong chất khác. Trong đó chất hòa tan gọi là chất tan, chất dùng để hòa tan gọi là dung môi.

Như vậy dung dịch mang đặc tính của chất tan và dung môi. Trong dung dịch, thông thường dung môi sẽ chiếm tỷ lệ nhiều hơn. Tỷ lệ của các chất trong dung dịch phụ thuộc vào dung môi và lượng chất tan được sử dụng.

Ví dụ: Ta hòa tan 5gram muối vào trong nước, chúng ta sẽ thu được dung dịch nước muối. Theo đó muối là chất tan và nước là dung môi.

Dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất, chúng ta không thể thấy các phân tử chất tan nếu chỉ quan sát bằng mắt thường. Mặt khác, dung dịch có tính ổn định, không thể tách riêng dung môi và chất tan trong dung dịch bằng phương pháp cơ học thông thường.

Hình 1: Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất

2. Một số khái niệm dung dịch thường gặp

  • Dung dịch bão hòa: Ở một nhiệt độ xác định, dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
  • Dung dịch ưu trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan cao hơn một dung dịch khác.
  • Dung dịch nhược trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan thấp hơn một dung dịch khác.
  • Dung dịch đẳng trương: Là dung dịch so với dung dịch khác có cùng nồng độ chất tan, cùng áp suất thẩm thấu giữa hai bên của một màng bán thấm.
  • Dung dịch đệm: Là dạng dung dịch lỏng chứa đựng một hỗn hợp bazơ yếu và axit liên hợp hoặc axit yếu và bazơ liên hợp.
  • Dung dịch axit: Là dung dịch có nồng độ pH < 7, được tạo ra từ một hợp chất hóa học, có vị chua, tan trong nước. Độ pH càng lớn thì tính axit càng yếu và ngược lại.
  • Dung dịch bazo: Là dung dịch có nồng độ pH > 7, được tạo ra từ một nguyên tử kim loại liên kết với một hoặc nhiều nhóm -OH.
  • Dung dịch muối: Là dung dịch được hòa tan bởi một tổ hợp ion mang điện tích dương và ion mang điện tích âm. Các ion này có thể ở dạng nguyên tử hoặc đa nguyên tử, có thể là vô cơ hoặc hữu cơ.

Hình 2: Sự khác nhau giữa dung dịch axit và dung dịch bazơ

3. Các chỉ số liên quan đến dung dịch

Sau khi biết được dung dịch là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem các chỉ số nào liên quan đến dung dịch nhé.

3.1. Nồng độ dung dịch

Nồng độ dung dịch chia thành hai loại:

+ Nồng độ phần trăm: Cho biết số gam chất tan hòa tan được trong 100g dung dịch là bao nhiêu. Ký hiệu là C%.

Công thức tính: C = mct/mdd x 100%

Trong đó:

  • mct: khối lượng chất tan
  • mdd: khối lượng dung dịch, là tổng khối lượng của chất tan và dung môi.

+ Nồng độ mol: cho biết trong một lít dung dịch có số mol chất tan bao nhiêu. Ký hiệu là CM.

Công thức tính: CM = nV

Trong đó:

  • n: số mol
  • V: thể tích của dung dịch

3.2. Khối lượng dung dịch

+ Cách tính khối lượng dung dịch khi biết khối lượng dung môi và khối lượng chất tan:

Công thức: mdd = mct + mdm

Trong đó:

  • mct: khối lượng chất tan, đơn vị gam
  • mdm: khối lượng dung môi, đơn vị gam

+ Cách tính khối lượng dung dịch khi biết khối lượng chất tan và nồng độ phần trăm:

Công thức: mdd = 100%mct / C%

Trong đó:

  • mct: khối lượng chất tan, đơn vị gam
  • C%: nồng độ phần trăm, đơn vị C%

+ Cách tính khối lượng dung dịch khi biết thể tích dung dịch và khối lượng riêng:

Công thức: mdd = Vdd x D

Trong đó:

  • Vdd: thể tích dung dịch, đơn vị ml
  • D: Khối lượng riêng của dung dịch, đơn vị g/ml

Hình 3: Cách tính khối lượng dung dịch rất đơn giản với các công thức

3.3. Thể tích dung dịch

+ Cách tính thể tích dung dịch khi biết nồng độ mol và số mol:

Công thức: Vdd = n/CM

Trong đó:

  • n: số mol, đơn vị mol
  • CM: nồng độ mol, đơn vị mol/lit
  • Vdd: đơn ị lít

+ Cách tính thể tích dung dịch khi biết khối lượng dung dịch và khối lượng riêng:

Công thức: Vdd = mdd/D

Trong đó:

  • mdd: khối lượng dung dịch, đơn vị gam
  • D: khối lượng riêng dung dịch, đơn vị g/ml
  • Vdd: đơn vị ml

4. Vietchem – Đơn vị phân phối dung dịch hóa chất công nghiệp uy tín

Vietchem là doanh nghiệp hàng đầu chuyên phân phối hóa chất và thiết bị thí nghiệm từ các hãng uy tín nổi tiếng trên thế giới. Các lĩnh vực kinh doanh của chúng tôi rất đa dạng, từ hóa công nghiệp cơ bản cho đến các thiết bị kỹ thuật hiện đại.

Chưa kể đội ngũ nhân sự tại công ty đều là những kỹ sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm, cam kết mang đến cho khách hàng những dịch vụ, sản phẩm chất lượng.

Hình 4: Vietchem là đơn vị cung cấp dung dịch hóa chất uy tín chất lượng

Mỗi một sản phẩm trước khi đóng gói, vận chuyển đều trải qua các khâu kiểm tra nghiêm ngặt. Bên cạnh đó với tinh thần ham học hỏi, không ngại thay đổi, Vietchem đang trên đà hoàn thiện để làm hài lòng mọi yêu cầu của khách hàng.

Vậy nên nếu bạn chưa hiểu rõ dung dịch là gì hoặc muốn biết thêm chi tiết về các dung dịch hóa học trong công nghiệp. Hãy theo dõi trang web thường xuyên để cập nhật thêm kiến thức mới nhé!

Share
Published by
THCS An Phú

Recent Posts

  • Giáo Dục

Sinh viên thi rớt, học lại: Khi nào bị hạ bằng?

Sinh viên giỏi, xuất sắc học lại quá 5% tín chỉ sẽ bị hạ bằngTại…

4 giây ago
  • Tử Vi

Quy định về tuổi nghỉ hưu, nghỉ hưu trước tuổi từ năm 2023, giáo viên nên biết

Năm 2023 là năm tiếp tục thực hiện việc tăng tuổi nghỉ hưu của người…

10 phút ago
  • Giáo Dục

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 của học sinh TPHCM

Học sinh TPHCM được nghỉ 12 ngày Tết Nguyên đán Quý Mão 2023Theo Chánh Văn…

15 phút ago