Categories: Giáo Dục

4 ngành có nguy cơ thất nghiệp cao nhất với sinh viên hiện nay

Published by
THCS An Phú
tỷ lệ thất nghiệp ngành sư phạm

Table of Contents

Toggle

1. Sinh viên ngành sư phạm có khả năng thất nghiệp

1.1. Tình hình việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên ngành sư phạm

Sinh viên ngành sư phạm hiện nay đang đối mặt với nguy cơ thất nghiệp cao nhất trong thống kê tất cả các ngành nghề. Theo dữ liệu thống kê vào năm 2016, có tới 63% sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng tốt nghiệp chưa có việc làm, trong đó 37% còn lại hầu hết làm việc trái ngành nghề, với tỉ lệ phần trăm của sinh viên ngành sư phạm chiếm tỷ lệ thất nghiệp tạm thời khá lớn.

Sinh viên ngành sư phạm sau khi ra trường chỉ có duy nhất con đường giảng dạy là cơ hội xin việc với nhiều môi trường sư phạm đa dạng như cấp I, cấp II, cấp III, đại học, cao đẳng với 4 khu vực chính là:

  • Khu vực nhà nước
  • Khu vực tư nhân
  • Khu vực liên doanh
  • Khu vực tự tạo việc làm

Trong đó, việc làm ở khu vực tư nhân chiếm tỷ lệ cao nhất (theo số liệu của trường đại học Sư phạm Hà Nội năm 2017, con số này là 41,8%). Tuy nhiên, để có thể trở thành giảng viên chính thức tại các khu vực nhà nước hay một số các khu vực khác, sinh viên ra trường với kinh nghiệm chưa có nhiều chỉ có thể làm giảng viên hay giáo việc thực tập với mức lương vô cùng thấp. Sau 1 khoảng thời gian dài, nếu bạn có năng lực mới được nhận trở thành giảng viên hay giáo viên chính thức.

Mặt khác, nhiều sinh viên ngành sư phạm sau khi tốt nghiệp ra trường chủ yếu chọn lựa con đường học lên cao hơn như cao học để lấy các bằng thạc sĩ, tiến sĩ vừa bảo đảm cho công việc nhiều hơn, vừa chọn phương án an toàn tạm thời do nỗi sợ hãi đối mặt với tình trạng thất nghiệp.

1.2. Lý do dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên ngành sư phạm

1.2.1. Quá tải giáo viên

Số lượng giáo viên hiện nay đang rơi vào tình trạng quá tải khi mà thông thường, một trường đại học thường chỉ tuyển các giảng viên, giáo viên theo số lượng nhất định tùy thuộc vào quy mô trường học nhưng cũng chỉ khoảng vài chục đến vài trăm. Tuy nhiên, số lượng sinh viên theo học các ngành nghề sư phạm lại rơi vào khoảng mấy nghìn sinh viên mỗi năm học. Do đó, tình trạng quá tải giáo viên đang gia tăng dẫn tới tình trạng thất nghiệp hiện tại và trong tương lai.

1.2.2. Chất lượng giáo viên trẻ không đảm bảo yêu cầu

Mặc dù đã có rất nhiều các trường học tư nhân được mở ra cũng như xu thế trọng dụng nhân tài trẻ đang được chú trọng. Thế nhưng, chất lượng các giáo viên trẻ lại khó có thể đáp ứng được kỳ vọng bởi các lý do sau đây:

– Sinh viên vừa mới ra trường có kiến thức nhưng chưa biết áp dụng vào thực tế vì chương trình đào tạo tại các trường đại học tại Việt Nam còn chú trọng vào lý thuyết nhiều hơn là thực hành

– Sinh viên trẻ ít kinh nghiệm đứng lớp, chưa hiểu tâm lý học sinh, sinh viên do chưa có nhiều thời gian tiếp xúc. Do đó, họ cần tới quá trình thực tập và học hỏi

– Sinh viên trẻ chưa có đủ kiên nhẫn cũng như chưa biết các phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất cho học sinh, sinh viên

Dựa trên các yếu tố trên, có thể thấy chất lượng các giáo viên trẻ không đảm bảo yêu cầu, dẫn tới tình trạng thất nghiệp gia tăng hơn nữa đối với ngành sư phạm. Ngay tại những thành phố lớn như Hà Nội thì thực trạng tìm việc tại Hà Nội đối với ngành sư phạm cũng không hề dễ dàng đối với các bạn sinh viên mới ra trường.

2. Khó khăn tìm việc với sinh viên ngành xây dựng

2.1. Tình hình việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên ngành xây dựng

Ngành xây dựng là một trong những kế tiếp ngành sư phạm mà sinh viên có nguy cơ thất nghiệp khá cao. Những sinh viên theo học các ngành liên quan tới xây dựng chủ yếu làm việc tại môi trường khu vực nhà nước và tư nhân, những khu vực nhà nước chiếm tỉ lệ cao hơn. Song, cơ hội ứng tuyển vào các khu vực thuộc nhà nước lại vô cùng khó khăn khi bạn cần phải có mối quan hệ cũng như nhiều yếu tố khác. Phần lớn sinh viên theo học các ngành xây dựng phần lớn đến từ các tỉnh thành khác, và được đánh giá là hệ sinh viên có điều kiện tài chính gia đình trung bình là kha khá. Do đó, cơ hội xin việc làm của các sinh viên ngành xây dựng tương đối thấp.

2.2. Lý do dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên ngành xây dựng

2.2.1. Yêu cầu kinh nghiệm khi tuyển dụng

Một vấn đề còn hạn chế của chương trình giáo dục Việt Nam chính là chú trọng lý thuyết mà quên mất thực tiễn. Do đó, sinh viên chỉ giỏi trên sách vở mà khi ra đời lại rất bỡ ngỡ và thiếu thực tế bởi thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng mềm và thiếu cả bản lĩnh nghề nghiệp. Sinh viên ngành xây dựng hầu hết có lịch học vô cùng dày đặc do phải hoàn thành các đồ án liên tiếp, dẫn tới cơ hội được tiếp xúc, trải nghiệm thực tế khá ít ỏi.

2.2.2. Mức lương tập sự thấp

Mức lương cũng là một trong những yếu tố khiến nhiều bạn không lựa chọn ngành nghề này bởi mức lương tập sự thấp. Nhiều sinh viên đứng trước mức lương tập sự thấp nên đã có lựa chọn nhảy việc và rơi vào tình trạng thất nghiệp hay định hướng học lên tiếp để kiếm các công việc trái ngành lương cao hơn nhưng lại không phù hợp với năng lực của bản thân.

2.2.3. Xu thế chung từ nền kinh tế

Xu thế chung của nền kinh tế hiện nay và tương lai luôn là kinh doanh. Mặc dù có rất nhiều các ngành nghề xuất hiện cũng như nhiều ngành nghề đã suy thoái và tiêu biến, nhưng những công việc kinh doanh sẽ không bao giờ biến mất và khó có thể thay thế được khi trao đổi buôn bán hàng hóa đã hình thành cơ bản từ thời nguyên thủy và đó là điều tất yếu dựa trên nhu cầu của con người. Vì vậy, những công việc kém lợi thế hơn thuộc về ngành xây dựng lại khó có thể kiếm được việc làm khi mà còn phụ thuộc vào tình trạng bất động sản. Sự mọc lên của các ngôi nhà cao tầng, các dự án lớn nhỏ mặc dù vẫn luôn diễn ra song, có những giai đoạn bị chững lại và đóng băng, gây khó khăn cho rất nhiều sinh viên đang tìm kiếm tuyển dụng ngành xây dựng.

Hiện nay việc làm ngành xây dựng sẽ rất khó khăn cho những ai đi tìm kiếm việc làm tại Lạng Sơn bởi việc quy hoạch đô thị hiện nay ở đây chưa được phát triển nhiều mà việc này được ưu tiên cho việc phát triển các ngành kinh tế giúp cải thiện đời sống của người dân.

3. Thất nghiệp – nỗi lo của sinh viên ngành lịch sử

3.1. Tình hình việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên ngành lịch sử

Ngành lịch sử vốn dĩ đã có rất ít sinh viên lựa chọn và thi vào bởi không nhiều người có niềm yêu thích đối với lĩnh vực này hay thực chất họ khó có thể ghi nhớ được tốt, và đây cũng không phải ngành mang tới nhiều cơ hội việc làm.

Sinh viên theo học các ngành lịch sử chủ yếu vẫn theo con đường học thuật như trở thành các giảng viên, giáo viên hay các sử học, các nhà nghiên cứu lịch sử,… Những công việc này cần chất lượng tri thức cũng như cả quá trình học hỏi lâu dài mà sinh viên cần phải kiên trì làm được.

3.2. Lý do dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên ngành lịch sử

3.2.1. Thị hiếu của công chúng

Công chúng hiện nay, đặc biệt là các bạn trẻ đang mai một dần lịch sử nước nhà khi mà các bạn đang tập trung chủ yếu vào các môn học chính như Toán, Văn, Anh,… dẫn tới sự phân biệt môn chính và môn phụ và môn Lịch sử đã bị quy chụp vào môn phụ. Xu hướng thị hiếu này đang gia tăng về quy mô khi mà hầu hết các bạn trẻ còn không nắm được các sự kiện cơ bản của lịch sử. Từ đó, các việc làm liên quan tới ngành lịch sử đã bị gạt sang một bên và dẫn tới thất nghiệp nhiều.

Hiện nay nhiều người không còn mặn mà với các lĩnh vực liên quan đến lịch sử nữa nên xu hướng việc làm này ngày càng bị thu hẹp và làm cho những sinh viên có nhu cầu tìm việc làm tại Bình Định với ngành lịch sử gặp rất nhiều khó khăn khi ra trường.

3.2.2. Lĩnh vực việc làm không phong phú

Các vị trí làm việc liên quan tới lĩnh vực lịch sử không được phong phú và đa dạng, dẫn tới các bạn không có niềm yêu thích và ít lựa chọn đối với ngành nghề này. Ngành lịch sử chủ yếu chỉ làm về các công việc học thuật như: các công việc giảng dạy, các công việc nghiên cứu. Vì vậy, rất ít bạn sinh viên có thể kiếm được các công việc tốt dành cho mình.

3.2.3. Tính chất công việc yêu cầu học thức cao

Ngành lịch sử thực tế mang tính chất yêu cầu học thức rất cao, chủ yếu là các kiến thức chuyên môn khiến nhiều bạn trẻ khó có thể ghi nhớ và học tập được, cũng như khó tìm được các công việc phù hợp với năng lực của bản thân.

4. Gian nan đi tìm việc làm của sinh viên ngành nông nghiệp

4.1. Tình hình việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp trước nay luôn bị gắn liền với hai chữ “làm nông”. Và trên thực tế, những công việc đơn giản liên quan tới ngành nông nghiệp phần lớn là gắn liền với đất đai và cây cối.

Vì vậy, nhiều bạn sinh viên không ưa thích các công việc này cũng như khó có thể tìm kiếm được công việc khi mà phần lớn các tỉnh ngoại thành phố mới có công việc phù hợp do có quy mô rộng rãi và thích hợp làm việc ngành nông nghiệp.

Tại những tỉnh thành đang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực sản xuất như tỉnh Bạc Liêu thì việc học hỏi theo kịp xu hướng phát triển của ngành có vai trò quan trọng giúp bạn tìm kiếm việc làm ngành nông nghiệp phù hợp cho bản thân. Đồng thời để nắm bắt cơ hội tìm việc làm tại Bạc Liêu với lĩnh vực việc làm này một cách hiệu quả.

4.2. Lý do dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên ngành nông nghiệp

4.2.1. Do chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế

Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế hiện nay của tất cả các quốc gia phát triển đều chú trọng và dịch vụ và giảm thiểu tỷ lệ phần trăm của ngành nông nghiệp, thậm chí là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam cũng đi theo hướng đó. Vì vậy, các cơ hội việc làm nông nghiệp đang giảm thiểu xuống cũng như ít sự đa dạng hơn.

4.2.2. Địa điểm tìm việc làm hạn chế

Địa điểm tìm việc làm cho các ngành nông nghiệp rất hạn chế. Thông thường các thành phố lớn, các khu đô thị hay các khu vực phát triển thường rất ít các công việc nông nghiệp mà nhiều các việc làm dịch vụ hay công nghiệp nhiều hơn. Thay vào đó, các vùng nông thôn, các khu có quy mô đất đai rộng lớn, ít dân cư mới có thể phát triển các ngành nông nghiệp được

Việc quy hoạch các vùng khu công nghiệp hiện nay từ đất nông nghiệp điều này khiến cho cơ hội viec lam dien bien gặp khó khăn khi bạn tìm kiếm việc làm tại đây. Tuy nhiên bạn mong muốn được làm công việc này thì hãy theo dõi các tin tức trên Timviec365.vn để nhanh chóng tìm được việc làm mà bạn mong muốn.

4.2.3. Hình thức việc làm ngành nông nghiệp ít

Hình thức việc làm các ngành nông nghiệp không nhiều và cũng không được đa dạng cho lắm. Phần lớn các công việc đều tiếp xúc với đất đai, cây cối, thậm chí là các công việc nghiên cứu cây trồng cũng tương tự nhau nhưng với mức lương thay đổi theo từng vị trí khác nhau.

Share
Published by
THCS An Phú

Recent Posts

  • Tử Vi

Khai mạc trọng thể Đại hội Công đoàn tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2023-2028

Dự Đại hội, về phía Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có các đồng…

6 giờ ago
  • Giáo Dục

Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm 2020 có một số thay đổi cần lưu ý

Công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2020 không thay đổi so với…

6 giờ ago
  • Tử Vi

Mệnh Bạch Lạp Kim là gì? Hợp với những màu nào nhất?

Người thuộc mệnh Bạch Lạp Kim có tính cách hướng ngoại, thích kết giao bạn…

6 giờ ago