Categories: Giáo Dục

Hiện tượng “thụt dầu”

Published by
THCS An Phú

thục dầu
Phóng to“Thụt dầu” là động tác dùng hai tay bắt chéo qua ngực nắm vào hai dái tai bên đối diện, đứng lên ngồi xuống… TT – Tình cờ đọc tin trên Tuổi Trẻ online 29-4-2004 về việc một cô giáo phạt học sinh phải “thụt dầu”, đến nỗi có em phải vào bệnh viện và sau đó có một số triệu chứng rối loạn hành vi.

Chúng tôi đứng ngoài sự phán xét về mặt trách nhiệm cũng như pháp lý, chỉ nêu lên những vấn đề hoàn toàn chuyên môn về tính chất cũng như hậu quả của hình phạt nêu trên, đặc biệt đối với trẻ em. Để hiểu vấn đề, trong bài viết này hai câu hỏi được đặt ra:

1. Động tác thụt dầu có gây tác hại gì không? Nếu có thì tác hại của nó là gì?

2. Giữa hình phạt thụt dầu đó liệu có liên quan gì đến hiện tượng rối loạn hành vi (trong trường hợp này là một học sinh lớp 7 khoảng 13-14 tuổi) hay không?

Động tác này lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc với tốc độ nhanh thì gây ra hai hiệu ứng trên hai chức năng khác nhau. Đó là chức năng thăng bằng của ốc tai và chức năng tuần hoàn.

Chức năng thăng bằng của ốc tai

Rất vắn tắt, cơ thể của chúng ta giữ được thăng bằng cũng như định vị được không gian là nhờ một bộ phận chức năng gọi là tiền đình ốc tai. Trong tai có ba vành khuyên (bố trí theo ba chiều không gian), bên trong có chất dịch chuyển động. Nhờ vào đó mà cơ thể có thể giữ được thăng bằng, tư thế, định vị trong không gian. Trừ những trường hợp bệnh lý ra, trong những điều kiện không bệnh lý chúng ta cũng có thể có biểu hiện rối loạn tiền đình ốc tai.

Lấy một ví dụ đơn giản là chúng ta thử một động tác “xoay bồ bồ”, tức là quay vòng tròn xung quanh mình, chỉ chừng vài vòng đến mười vòng, chúng ta sẽ thấy mọi vật đều quay, sau đó không giữ được thăng bằng nữa và ngã nhào. Lý do là khi ta quay, hệ thống dịch trong ốc tai của ta cũng chuyển động để điều chỉnh với sự chuyển động đó, khi ta dừng lại, hệ thống dịch bị dội ngược đột ngột và không kịp điều chỉnh nên cơ thể đã đứng mà tín hiệu vẫn tiếp tục dội về não là quay, lúc đó ta không quay nữa và thấy nhà quay. Vì thấy nhà quay nên não tiếp tục phát tín hiệu là ta phải quay theo để giữ thăng bằng, cho nên tiếp theo là cơ thể ngã nhào. Trường hợp với động tác thụt dầu cũng tương tự như vậy, mà lần này là hiệu ứng chuyển động theo chiều thẳng đứng.

Triệu chứng của rối loạn tiền đình là gì?

Biểu hiện sớm và đầu tiên nhất của rối loạn tiền đình này là chóng mặt, đau đầu. Có biểu hiện về rối loạn thị giác tức thời như nhìn mờ, nhìn đôi. Nặng hơn có biểu hiện buồn nôn và nôn.

Nhức đầu và chóng mặt trong trường hợp này có đặc điểm là nhiều khi nhắm mắt lại càng nhức đầu hơn, nằm xuống nhắm mắt lại nhức đầu và chóng mặt nhiều hơn. Vì lúc đó làm tăng tải hoạt động cho chức năng tiền đình, phải tiếp tục định vị để thích nghi với tư thế nằm và nhắm mắt (mất định vị nhìn).

Các triệu chứng rối loạn tiền đình cấp tính này có thể hết sớm chỉ sau nửa giờ hoặc vài giờ nhưng có khi kéo dài vài hôm.

Chức năng tuần hoàn

Động tác đứng lên ngồi xuống liên tục còn ảnh hưởng đến chức năng tuần hoàn. Thông thường gây nên tình trạng tụt huyết áp do tư thế. Trong trường hợp này triệu chứng xuất hiện sớm và nhẹ thường là chóng mặt, nhìn hoa mắt, nhìn thấy vàng trước mắt, nổ đom đóm mắt, nặng hơn là ngất.Như vậy chúng ta có thể tạm kết luận rằng động tác thụt dầu có thể gây ra tổn thương thực thể là rối loạn tiền đình và tụt huyết áp do tư thế. Hai loại tổn thương này nói chung không nghiêm trọng, tuy có thể nặng nhưng vẫn có thể chữa khỏi được, nhiều khi không chữa cũng vẫn khỏi.

Tuy nhiên, trong một khía cạnh khác, nếu thụt dầu không phải là một động tác chủ động hoặc do trẻ tự gây ra mà là một hình phạt thì hậu quả của nó không chỉ dừng ở tổn thương thực thể đã nêu mà còn ảnh hưởng đến tâm lý trẻ có khi nặng nề.

Hội chứng bạo hành trẻ em (child abuse)

Làm thế nào để nhận dạng trẻ có thể bị tổn thương về tình cảm do xúc phạm hay bạo hành về tâm thể (tinh thần, tâm lý)? Triệu chứng thể hiện rất đa dạng, nhiều hình thái nhiều khi khó nhận ra, tùy thuộc mức độ thương tổn. Thường các triệu chứng này xuất hiện sau một sự kiện trẻ bị xúc phạm.

Với các em tuổi học đường thì biểu hiện thường là buồn bã, cảm giác sợ hãi, thối lui trong các hoạt động thường ngày, cảm giác tội lỗi, chậm phản ứng, tính tình thay đổi, phản ứng chậm chạp, ngủ ác mộng, học hành sa sút. Nặng hơn trẻ có thể có những rối loạn tâm thần cấp tính như hung hãn hoặc hiền lành. Tùy theo cường độ, thời gian, tầm nguy hại mà tiên lượng bệnh nặng hay nhẹ.

Cần phải nhận định rằng một vết thương thực thể (bị thương trên cơ thể) có thể chữa lành, nhưng một vết thương về tinh thần thì có thể theo trẻ đến suốt đời. Trẻ em là một cơ thể có nguy cơ rất cao bị thương tổn về tinh thần. Cần phải có hiểu biết về bạo hành trẻ và tác hại của các hình thức bạo hành trẻ trên sức khỏe tinh thần của trẻ. Đã đến lúc chúng ta cần phải nghiêm túc nhìn nhận sự nghiêm trọng của vấn đề trước khi quá muộn. “Một sức khỏe kiện toàn phải có một cơ thể khỏe mạnh trong một tâm hồn lành mạnh và một xã hội lành mạnh”.

Chuyện phạt học sinh bằng hình thức thụt dầu là thật mà tưởng như đùa. Nghĩ như các cô giáo liên quan đến chuyện thụt dầu vừa qua tưởng là chuyện đùa nhưng mà thật. Chúng ta cần có một thế hệ trẻ có sức khỏe kiện toàn.

Share
Published by
THCS An Phú

Recent Posts

  • Giáo Dục

Quảng Nam chi gần 19,5 tỷ đồng đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu

Ngày 23/8, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Lê…

3 phút ago
  • Giáo Dục

Giới thiệu chung về ngành Kỹ thuật Y sinh

Kỹ thuật Y sinh (BioMedical Engineering - BME) là một ngành khoa học ứng dụng…

13 phút ago
  • Tử Vi

Tìm Hiểu Mệnh Huỳnh Đế Trong Tử Vi

Bạn đang đọc Tìm Hiểu Mệnh Huỳnh Đế Trong Tử Vi tại chuyên mục Mệnh…

18 phút ago