Categories: Giáo Dục

Dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay phòng chống xâm hại

Published by
THCS An Phú
quy tắc 5 ngón tay là gì

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm và dễ bị tổn thương vì còn non nớt và ít kiến thức xã hội. Xã hội ngày nay, không những người lớn mà trẻ em cũng là nạn nhân của nhiều vụ xâm hại. Điều này đã khiến trẻ rơi vào bế tắc với những tổn thương tâm lý trong cả một quá trình dài. Một trong những bài học bố mẹ có thể giúp con bảo vệ mình đó là quy tắc 5 ngón tay cho trẻ mầm non.

Vậy làm thế nào để giúp trẻ thành thục và vận dụng quy tắc này trong những tình huống cần thiết? Hãy cùng tìm hiểu về quy tắc này cùng trường mầm non quốc tế Sakura Montessori nhé

1. Nhìn nhận về thực trạng về vấn đề xâm hại trẻ

Điều nhiều người không ngờ đến là thực trạng xâm hại trẻ đã và đang trở thành vấn đề của xã hội. Vậy đâu là nguyên nhân khiến tình trạng này gia tăng dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc?

1.1. Thực trạng

Quy tắc 5 ngón tay chống xâm hại

Một điều đáng buồn không thể không kể đến hiện nay là tình trạng trẻ em trở thành một trong những đối tượng bị xâm hại tình dục. Điều lo ngại hơn nữa là tình trạng này có chiều hướng gia tăng.

Trong khi đó một số trẻ chưa được ba mẹ, thầy cô giúp đỡ để bảo vệ chính mình nên khi xảy ra vấn đề đã khiến tâm lý của trẻ bất ổn. Không những vậy, trẻ còn gặp ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hiện tại và cả tương lai sau này.

Thực tế vấn đề xâm hại trẻ ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc có diễn biến phức tạp và nghiêm trọng hơn. Mọi trẻ em trong cộng đồng đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục dù trẻ ở lứa tuổi nào hay đang sống trong gia đình nghèo hay khá giả.

>> Xem thêm: Dạy trẻ kĩ năng sống tự lập với phương pháp Montessori

1.2. Nguyên nhân tình trạng xâm hại trẻ có xu hướng gia tăng

Taị sao thực trạng xâm hại trẻ có xu hướng gia tăng trong xã hội? Trên thực tế, thực trạng xâm hại trẻ mầm non có xu hướng gia tăng vì nhiều nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Về phía gia đình còn thiếu quan tâm và thờ ơ đến vấn đề trang bị các kiến thức phòng chống xâm hại cho con em mình.
  • Các cấp, ngành chưa thực sự quan tâm và coi trọng đúng mức
  • Việc thanh tra kiểm tra xử lý của ngành chức năng chưa thực sự sát sao và chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe.
  • Các yếu tố tiêu cực từ trong cuộc sống, xã hội, phim ảnh, internet,…

1.3. Hậu quả

Tình trạng bị xâm hại ở trẻ có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó, trẻ bị xâm hại thường sẽ cảm thấy sợ hãi, xấu xa và thất bại… nguy hại hơn trẻ có thể trở thành tự kỷ. Đặc biệt, nếu trẻ không được điều trị kịp thời thì sau khi xâm hại, trẻ rất dễ bị ám ảnh trong một thời gian dài và có thể trở thành người xâm hại người khác.

Có một vấn đề đáng ngại đó là không phải lúc nào trẻ bị xâm hại cũng thể hiện ra bên ngoài, những tổn thương tâm lý mà đôi khi sang chấn tâm ký sau nhiều năm sau đó. Nếu trẻ không được hỗ trợ và giúp đỡ kịp thời thì rất dễ bị trầm cảm, tự kỷ, hoặc có thể trở thành người xấu khi chúng lớn lên

Share
Published by
THCS An Phú

Recent Posts

  • Tử Vi

Năm 1987 có phải năm nhuận không? năm 1987 nhuận tháng mấy âm?

Năm nhuận là gì? cách tính năm nhuận? Mấy năm nhuận một lần? Thông thường,…

2 giờ ago
  • Tử Vi

Năm 1993 có phải năm nhuận không? năm 1993 nhuận tháng mấy âm?

Năm nhuận là gì? cách tính năm nhuận? Mấy năm nhuận một lần? Thông thường,…

3 giờ ago
  • Tử Vi

Sinh con năm 2030 hợp tuổi bố mẹ tuổi nào? Tử vi tuổi Canh Tuất 2030

năm 2030 mệnh gìTrong hôn nhân và gia đình, việc lập kế hoạch cho gia…

11 giờ ago