Categories: Giáo Dục

Chi tiết tin

Published by
THCS An Phú

Trước bối cảnh giáo dục hiện đại thì quản trị trường học được xem là chiến lược quan trọng của các trường học trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện nay. Thực hiện tốt việc quản trị trường học sẽ giúp các trường có thể điều hành, quản lý nguồn nhân lực, cơ sở vật chất tốt hơn cũng như tiến tới thực hiện sự chủ, tự chịu trách nhiệm trong bối cảnh hiện nay.

Thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho thấy, trên địa bàn tỉnh hiện nay có 186 trường mầm non, 216 trường tiểu học, 124 trường trung học cơ sở và 38 trường trung học phổ thông, 1 trường đại học, 3 trường cao đẳng. Toàn ngành có 19.573 cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục, trong đó có 18.529 giáo viên và 1.044 nhân viên.

Theo Sở GD-ĐT, từ năm 2013, Bộ GD-ĐT đã ban hành Công văn 791 khuyến khích các cơ sở giáo dục chủ động, sáng tạo trong phát triển chương trình dạy và học. Như vậy, đây được xem là tiền đề mấu chốt để các trường có thể chủ động, linh hoạt trong cách quản lý, giảng dạy, từ đó góp phần quan trọng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Nếu như trước đây tại Tiền Giang, thuật ngữ “quản trị trường học” khá là xa lạ thì hiện nay, thuật ngữ này đã trở nên phổ biến trong toàn ngành giáo dục tỉnh nhà. Quản trị trường học có nghĩa là quá trình xây dựng và tập hợp các quy tắc, hệ thống nhằm quản lý và kiểm soát toàn bộ hoạt động của một trường học.

Như vậy, điểm mấu chốt của quản trị trường học sẽ nằm ở vai trò của người Hiệu trường. Hiệu trưởng được biết đến đó là nhà quản trị. Hiệu trưởng sẽ chịu trách nhiệm trước nhà trường và người học, phụ huynh về sự tin cậy, tính thích ứng và hiệu quả chi phí quản lý thông qua việc phân chia trách nhiệm, nguồn lực và kiểm soát tính hiệu lực và hiệu quả.

Các chức năng của quản trị trường học sẽ liên quan đến các hoạt động: Hoạch định chiến lược, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Thực hiện tốt quản trị trường học sẽ giúp cho các trường học năng động, không ỷ lại, tự chịu trách nhiệm trong tự chủ, trong quản lý, đào tạo, bồi dưỡng… tại các cơ sở giáo dục. Trong bối cảnh giáo dục hiện nay thì tự chủ trường học được xem là vấn đề tất yếu.

Theo phân tích của ông Nguyễn Hồng Oanh, Giám đốc Sở GD-ĐT, nếu giáo dục giữ khư khư phương pháp dạy truyền thống “thầy đọc, trò chép” thì đó là câu chuyện hoàn toàn thất bại, năng lực của học sinh sẽ không phát triển được. Như vậy đòi hỏi các trường sẽ có chiến lược về quản trị, có nghĩa tổ chức, phân công trách nhiệm rõ ràng giữa Ban Giám hiệu, giáo viên và học sinh sao cho nhuần nhuyễn, phối hợp nhịp nhàng với nhau thì khi ấy hiệu quả giáo dục sẽ cao.

Theo Phó Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Hậu Mỹ Phú, huyện Cái Bè, qua thực tiễn từ nhà trường, để nâng cao công tác quản trị trường học, bên cạnh nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo thì việc nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên được lãnh đạo trường đặt lên hàng đầu. Theo đó, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ được nhà trường chú ý trên các mặt: Phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, chất lượng cuộc sống… Ngoài ra, lãnh đạo trường còn chú ý quan tâm chăm lo đến đời sống, vật chất, tinh thần, tình cảm và tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên hoàn thành nhiệm vụ.

Còn ở một khía cạnh khác, Thạc sĩ Nguyễn Thị Như Thoa, Giảng viên Trường Đại học Tiền Giang cho rằng, nâng cao công tác quản trị trường học thì ngành giáo dục tỉnh nhà cũng nên chú ý đến công tác truyền thông về giáo dục. Theo bà thì truyền thông về giáo dục được xem là một bộ phận quan trọng của quản trị trường học, là quá trình gắn kết với quản trị thương hiệu của nhà trường. Để thực hiện tốt truyền thông về giáo dục, ngành giáo dục cần chú ý truyền thông về các nhiệm vụ chung của ngành, cấp học, nhà trường trong thời gian tới như: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, thực hiện đổi mới giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, tăng cường cơ sở vật chất, tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm cho học sinh…

Có thể thấy, trong giáo dục hiện đại hiện nay thì có 2 vấn đề lớn: Thứ nhất là công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thứ nhì là học tập và giảng dạy, hai vấn đề này được xem là tiền đề quan trọng trong quản lý giáo dục. Chính vì vậy mà đòi hỏi cao ở công tác quản trị trường học sao cho thật hài hòa, để bộ máy các trường học có thể vận hành, duy trì một cách tốt đẹp nhằm hướng đến một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại.

P. Công

Share
Published by
THCS An Phú

Recent Posts

  • Giáo Dục

Giám khảo "nổi gai ốc" khi Khởi My hóa thân Đặng Lệ Quân

(TNO) Khởi My đã khiến các vị giám khảo "nổi gai ốc" khi hóa thân…

5 phút ago
  • Giáo Dục

The tiny pharmacist

Trong một bài trước, mình có bàn về Hành nghề ở Mỹ - Con đường…

20 phút ago
  • Giáo Dục

Lễ khai giảng năm học 2023-2024

Ngày 18/9/2023, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã long trọng tổ chức…

35 phút ago