Categories: Giáo Dục

THCS MINH ĐỨC

Published by
THCS An Phú

phân biệt tục ngữ và thành ngữ

Có nhiều cách để phân biệt sự khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ, phổ thông nhất chúng ta có thể tạm căn cứ vào hai phương diện sau:

Ngữ liệu sách giáo khoa… cần lựa chọn phù hợp

1. Về hình thức: Tuy cả hai loại đều có vần hoặc không có vần, có nhịp điệu hoặc không có nhịp điệu, nhưng tục ngữ thường là câu nói ngắn gọn, còn thành ngữ chỉ là cụm từ cố định.

Tục ngữ là một câu hoàn chỉnh, còn thành ngữ chưa thành câu, mới chỉ là cụm từ (cho nên chỉ nên nói “câu tục ngữ”, chứ nói “câu thành ngữ” là chưa đúng)

2. Về nội dung: Tục ngữ diễn đạt trọn vẹn một ý, có thể là một nhận xét, một sự đánh giá, một kinh nghiệm, một tâm lý, một phong tục tập quán, một chân lý quen thuộc, nhằm giáo dục khuyên răn, hướng dẫn con người trong ứng xử, cuộc sống; còn thành ngữ, chưa diễn đạt một ý trọn vẹn, chỉ đề cập đến một khái niệm.

Như vậy, thành ngữ là một đơn vị thuộc lĩnh vực ngôn ngữ, còn tục ngữ thuộc lĩnh vực văn học. Tục ngữ thường dùng độc lập, kiểu như “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, “Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”…

Còn thành ngữ chỉ là một vế câu nên thường dùng để tạo câu, chêm xen vào trong câu nói, chẳng hạn: “Chúc hai bạn sống với nhau đến “răng long đầu bạc”, “Chúc chị mẹ tròn con vuông”, “Bạn đừng nên “đứng núi này trông núi nọ”…

Mặc dù thành ngữ và tục ngữ đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân về các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, nhưng chúng khác nhau ở chỗ những tri thức ấy khi được rút lại thành những khái niệm thì tạo nên thành ngữ, còn khi được trình bày thành những nhận xét, đánh giá thì tạo nên tục ngữ.

Qua sự phân tích trên, ta có thể khẳng định sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ về cơ bản là sự khác nhau giữa thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ thuộc từ vựng – đối tượng nghiên cứu của khoa ngôn ngữ học (có thể tìm thấy trong từ điển tiếng Việt), khác xa tục ngữ là một đơn vị thuộc thể loại văn học – đối tượng của nghiên cứu văn học (không phải là đơn vị từ vựng, không có mặt trong từ điển tiếng Việt).

Suy cho cùng, hiểu biết nội dung ý nghĩa và phân biệt được những đơn vị thành ngữ, tục ngữ để sử dụng phù hợp với ngữ cảnh, đạt hiệu quả cao, cũng chính là trân trọng tiếng mẹ đẻ – một biểu hiện tôn trọng nét đẹp truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc.

Share
Published by
THCS An Phú

Recent Posts

  • Tử Vi

Lịch âm 3/1 – Tra cứu lịch âm hôm nay thứ Ba ngày 3/1/2023

Thông tin chung về Lịch âm hôm nay 3/1Dương lịch hôm nay là 3/1/2023, tương…

3 giờ ago
  • Giáo Dục

Bài toán lớp 1 gây tranh cãi: "Không hiểu giờ chương trình học thế nào nữa"

Bài toán lớp 1 gây tranh cãiCứ tưởng rằng Toán lớp 1 sẽ dễ nhất…

3 giờ ago
  • Tử Vi

Năm 2029 là năm con gì, mệnh gì? Phong thủy, tính cách, màu sắc mọi thứ cần biết

Đối với những người theo chủ nghĩa tâm linh, việc tìm hiểu về bản mệnh…

3 giờ ago