Categories: Giáo Dục

Giải đáp: Ăn cùi dừa có béo không? Lợi ích của cùi dừa đối với sức khỏe

Published by
THCS An Phú
những ai không nên ăn cùi dừa

Ăn cùi dừa có béo không? Đây là chủ đề được nhiều chị em quan tâm và bàn tán sôi nổi, nhất là những chị em đang là tín đồ của cùi dừa. Trong bài viết hôm nay, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc giải đáp nỗi băn khoăn này một cách chi tiết đồng thời bật mí cho bạn đọc một số lợi ích của cùi dừa đối với sức khỏe. Trước tiên, hãy cùng Nhà Thuốc tìm hiểu sơ qua về cùi dừa cũng như thành phần dinh dưỡng của cùi dừa bạn nhé!

Thành phần dinh dưỡng của cùi dừa

Cùi dừa còn được biết đến với tên gọi là cơm dừa hay thịt dừa. Đây là lớp ruột trắng, giòn, đặc trưng bởi vị béo ngậy, ngọt và thơm. Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam cùi dừa bao gồm:

  • 1.481kJ tương đương với 354 calo.
  • 3.3 gram chất đạm.
  • 15.23 gram carbohydrates.
  • 6.23 gram đường.
  • 9 gram chất xơ.
  • 33.49 gram chất béo. Trong đó: 29.7 gram chất béo bão hòa, 1.43 gram chất béo không bão hòa đơn và 0.37 gram chất béo không bão hòa đa.
  • Các vitamin bao gồm: 0.066mg vitamin B1, 0.02mg vitamin B2, 0.54mg vitamin B3, 0.3mg vitamin B5, 0.054mg vitamin B6, 3.3mg vitamin C.
  • Các khoáng chất: 14mg canxi, 2.43mg sắt, 32mg magie, 113mg photpho, 356mg kali và 1.1mg kẽm.

Ăn cùi dừa có béo không?

Để đánh giá được chính xác việc ăn cùi dừa có béo không, ta cần đánh giá dựa trên thành phần dinh dưỡng của cùi dừa cũng như lượng calo cùi dừa cung cấp cho cơ thể.

Dựa vào kết quả thống kê về thành phần dinh dưỡng có trong cùi dừa nêu trên, có thể thấy lượng calo nạp vào cơ thể khi ăn cùi dừa khá cao (100 gram cùi dừa cung cấp 354 calo). Trong khi đó, mỗi ngày cơ thể cần trung bình khoảng 2000 calo để duy trì các hoạt động của cơ thể. Do đó lượng calo mà cùi dừa cung cấp là rất lớn so với nhu cầu năng lượng mà cơ thể cần.

Bên cạnh đó, cùi dừa còn chứa hàm lượng chất béo không hề nhỏ. Chất béo có trong cùi dừa chủ yếu là các loại axit béo no, các axit béo này khi đi vào cơ thể sẽ được hấp thụ trọn vẹn ở ruột non để cơ thể sử dụng sản xuất năng lượng. Việc ăn quá nhiều cùi dừa sẽ gây tích tụ mỡ dưới da và nội tạng mà không được đào thải ra ngoài. Từ có có thể gây tăng cân và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Vậy ăn cùi dừa có béo không? Câu trả lời là có thể gây béo nếu bạn không kiểm soát được lượng cùi dừa ăn vào bạn nhé. Và nếu bạn đang muốn giảm cân hoặc đang trong quá trình giảm cân thì bạn nên hạn chế thậm chí là loại bỏ cùi dừa ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày nhé!

Lợi ích của cùi dừa đối với sức khỏe

Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định: Cùi dừa cũng mang đến những lợi ích sức khỏe không kém gì so với nước dừa. Vậy cùi dừa mang đến những lợi ích gì cho cơ thể?

Cải thiện các triệu chứng của gout và viêm khớp

Ăn cùi dừa có tốt cho người bệnh gout không? Hay người bị viêm khớp có nên ăn cùi dừa không? Các chuyên gia khẳng định, người bị viêm khớp hoặc người mắc bệnh gout hoàn toàn có thể ăn cùi dừa.

Cùi dừa có đặc tính nổi bật là kháng khuẩn và chống viêm do trong cùi dừa có hàm lượng lớn kali. Khi vào cơ thể, kali có tác dụng đào thải các tinh thể muối urat lắng đọng ở các khớp ra môi trường ngoài qua đường tiết niệu. Điều này giúp giảm đáng kể các cơn đau nhức thậm chí là tình trạng sưng tấy, khó chịu do gout cũng như bệnh viêm khớp gây ra.

Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh gout, bạn có thể sử dụng cùi dừa non kết hợp với đậu đen. Đây là bài thuốc giúp giảm thiểu và ngăn ngừa các cơn đau do gout cấp cũng như gout tái phát gây ra.

Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa

Cùi dừa rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào có trong cùi dừa, khi đi vào cơ thể, lượng chất xơ này có tác dụng điều hòa nhu động ruột đồng thời tăng đào thải các chất độc hại ra môi trường ngoài qua đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, hàm lượng chất béo cao trong cùi dừa tạo điều kiện thuận lợi, tăng hấp thu các chất dinh dưỡng tan trong chất béo bao gồm vitamin A, D, K và E. Mặt khác, chất béo trong cùi dừa chủ yếu tồn tại dưới dạng triglyceride chuỗi trung bình, có tác dụng tăng cường sự phát triển của các lợi khuẩn trong đường ruột đồng thời góp phần bảo vệ đường tiêu hóa khỏi các tình trạng viêm và một số hội chứng chuyển khóa khác.

Không những vậy, cùi dừa còn có tác dụng ức chế sự phát triển của một số loại nấm hại, trong đó có Candida albicans – một trong những loại nấm gây nhiễm trùng đường tiêu hóa nghiêm trọng.

Cùi dừa giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch

Cùi dừa có tốt cho tim mạch không? Câu trả lời là có. Các tinh dầu dừa có trong cùi dừa có khả năng làm tăng nồng độ cholesterol có lợi (HDL cholesterol) trong máu đồng thời giảm nồng độ cholesterol có hại. Điều này giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu sử dụng 3 loại dầu dừa, dầu oliu và bơ nhạt trên 3 đối tượng khác nhau để đánh giá nồng độ cholesterol trong máu sau khi sử dụng 3 loại dầu này. Và kết quả cho thấy, các đối tượng sử dụng dầu dừa có nồng độ HDL cholesterol trong máu tăng đáng kể so với 2 nhóm đối tượng còn lại.

Bên cạnh đó, chất xơ có trong cùi dừa khi đi vào cơ thể sẽ được hấp thụ tại ruột non đồng thời giúp cơ thể loại bỏ một lượng lớn cholesterol xấu gây các bệnh lý tim mạch. Do đó, đừng nên bỏ phí phần cùi dừa quý giá này bạn nhé!

Cung cấp năng lượng, cải thiện hệ miễn dịch

Các khoáng chất như mangan, đồng, sắt… có tác dụng thúc đẩy quá trình hoạt động của các enzym, chuyển hóa chất béo thành năng lượng, tăng sản sinh hồng cầu, hỗ trợ quá trình hình thành xương đồng thời bảo vệ sức khỏe tổng thể.

Cùi dừa có chứa nhiều mangan cùng các chất chống oxy hóa có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm đồng thời giúp cho làn da trở nên trắng sáng và mịn màng hơn.

Các chất béo triglyceride có đặc tính chống virus, kháng nấm và ức chế các khối u từ đó hỗ trợ cơ thể kháng lại các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, các chất béo này còn giúp nâng cao trí nhớ từ đó góp phần ngăn ngừa các bệnh suy giảm trí nhớ và suy giảm chức năng não bộ.

Những lưu ý khi ăn cùi dừa là gì?

Cùi dừa mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Song, nếu quá lạm dụng, cùi dừa sẽ có thể mang đến những ảnh hưởng không tốt cho người sử dụng. Để sử dụng cùi dừa hiệu quả, người dùng cần nắm được một số lưu ý sau:

  • Chỉ nên ăn cùi dừa 1 – 2 lần/ tuần. Không nên bổ sung cùi dừa vào chế độ ăn uống hàng ngày vì điều này có thể tăng nguy cơ béo phì, thừa cân cũng như mắc một số bệnh lý chuyển hóa khác. Bên cạnh đó việc ăn quá nhiều cùi dừa cũng có thể gây cảm giác khó chịu và đầy bụng.
  • Những đối tượng mắc hội chứng suy nhược, tiêu hóa kém, người mắc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu cũng như các bệnh lý tim mạch nên hạn chế ăn cùi dừa.
  • Những đối tượng đang trong quá trình giảm cân cũng nên hạn chế ăn cùi dừa, thậm chí loại bỏ hoàn toàn cùi dừa ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thành phần dinh dưỡng của cùi dừa, tác dụng của cùi dừa cũng như một số lưu ý khi ăn cùi dừa mà Nhà Thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể trả lời được câu hỏi: Ăn cùi dừa có béo không. Chúc bạn đọc sức khỏe. Đừng quên theo dõi Nhà Thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác bạn nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Share
Published by
THCS An Phú

Recent Posts

  • Tử Vi

2017 – Năm thiên tai nặng nề

Hoàn lưu bão số 12 khiến miền trung hứng lượng mưa đặc biệt lớn, mực…

12 phút ago
  • Tử Vi

Cảnh giác dược

Hyoscin hydrobromid là chất đối kháng thụ thể acetylcholin muscarinic. Chỉ định được cấp phép…

17 phút ago
  • Tử Vi

1995 mệnh gì? Khám phá tính cách vận mệnh tuổi 1995 từ A đến Z

Vậy sinh năm 1995 mệnh gì, tuổi gì, cung nào,… Bài viết sau đây của…

27 phút ago