Categories: Giáo Dục

Cảnh giác trẻ trầm cảm vì áp lực gia đình

Published by
THCS An Phú
dấu hiệu áp lực gia đình

Trầm cảm là vấn đề phổ biến trong giai đoạn phát triển trẻ vị thành niên bởi nhiều nguyên nhân gây ra trong đó thì những áp lực từ gia đình cũng là nguyên nhân thường thấy gây nên tình trạng trầm cảm ở trẻ. Từ những áp lực của gia đình không chỉ tác động đến người lớn chúng ta mà còn vô tình ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ, trẻ cũng bị căng thẳng và nặng hơn là bị trầm cảm. Một số yếu tố làm từ gia đình làm trẻ bị trầm cảm như:

  • Bố mẹ của trẻ bị căng thẳng, stress do áp lực tài chính có thể thường xuyên cãi vã với người thân về vấn đề tiền nong. Họ thường dễ cáu giận, hay lo sợ, mệt mỏi và tâm tính thất thường nên có thể tác động những điều thiếu tích cực tới trẻ, trẻ cũng có thể bị căng thẳng hay lo sợ vì sự thay đổi tính tình của bố mẹ dẫn tới trầm cảm. Bởi bố mẹ có nhiều mối lo nên thường khó phát hiện được những dấu hiệu của trầm cảm ở giai đoạn sớm. Cho nên có thể nguy cơ bệnh trầm cảm diễn biến nặng, trẻ có những dấu hiệu nghiêm trọng như có ý định tự tử, thậm chí tự tử thành công bố mẹ mới biết thì đã quá muộn.
  • Khi gia đình gặp phải áp lực từ kinh tế, tiền bạc, công việc làm cho gia đình bố mẹ xảy ra những mâu thuẫn. Theo như nghiên cứu thì trẻ trong gia đình có những mâu thuẫn, thì tỷ lệ rối loạn tâm lý hay mắc bệnh trầm cảm cao hơn so với các em trong gia đình có sự hòa hợp; tỷ lệ này tăng hơn ở những gia đình ở thành thị.
  • Một áp lực nữa đến từ gia đình đó là chuyện học hành thi cử của trẻ. Hiện này, mỗi gia đình đều chỉ có 1 đến 2 con nên việc kỳ vọng vào con cái có thể học hành giỏi giang là điều hầu hết bố mẹ mong muốn. Bố mẹ đặt nhiều kỳ vọng vào con, không theo sát trẻ và quan tâm đến thành tích học tập của trẻ làm trẻ cảm thấy bị áp lực. Nhất là mỗi khi trải qua kỳ thì không được như mong muốn trẻ sẽ thấy thất vọng, lo lắng bố mẹ sẽ không vui, lâu dẫn những áp lực này nếu không được giải quyết hay được sự động viên của kịp thời của bố mẹ sẽ gây ra tình trạng trầm cảm và những hậu quả nguy hiểm khác nữa đều có thể xảy ra.

Theo số liệu của một vài nghiên cứu tại Việt nam cho thấy tỷ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm chiếm tới là 26,3%, trẻ có những suy nghĩ về cái chết là 6,3%, tỷ lệ trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và số trẻ cố gắng tự tử là 5,8%. Trong đó nguyên nhân áp lực từ gia đình là điều đáng nói đến mà chưa thực sự được bố mẹ quan tâm chú ý và có nguy cơ gây ra những hậu quả đáng buồn.

Việc bố mẹ nhận biết những dấu hiệu của bệnh sớm rất quan trọng giúp trẻ vượt qua được nỗi căng thẳng trong cuộc sống, điều trị với bác sĩ tâm lý sớm để tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.

Share
Published by
THCS An Phú

Recent Posts

  • Tử Vi

Mệnh hỏa hợp màu gì? Khắc màu gì? Lưu ý lựa chọn màu thu hút tài lộc

Mệnh Hỏa hợp màu gì là quan tâm của nhiều người? Trên thực tế việc…

4 phút ago
  • Tử Vi

Năm 2024 có nhuận không? Tại sao tháng 2/2024 lại có 29 ngày?

1. Năm 2024 có nhuận không?1.1. Năm 2024 có nhuận Dương lịch không?- Cách tính…

19 phút ago
  • Tử Vi

Đường link truy cập kê khai thông tin:

Điều tra gián tiếp thông qua hình thức thu thập thông tin trực tuyến Điều…

24 phút ago